Vải su là vải gì ? Ưu nhược điểm, ứng dụng và cách bảo quản loại vải này

Từ những chiếc áo thun đơn giản đến những bộ đồ thể thao cao cấp, vải su xuất hiện ở khắp mọi nơi trong cuộc sống của chúng ta. Vậy vải su là vải  gì mà lại phổ biến như vậy? Hãy cùng Thinkbag  tìm hiểu về loại vải này qua bài viết sau.  

1. Vải su là vải gì?

Vải su, với thành phần chính là polyester và spandex, đã nhanh chóng trở thành một trong những chất liệu được ưa chuộng nhất trong ngành thời trang hiện nay. Sở hữu những ưu điểm vượt trội như độ bền cao, co giãn tốt và mềm mại, vải su đã tạo nên một cơn sốt trong làng thời trang.

Vải su là vải gì?
Vải su là vải gì?

2. Ưu nhược điểm của vải su

Vải su là một loại vải phổ biến và ứng dụng tốt trong đời sống. Để có thể đưa ra lựa chọn tốt nhất khi bạn tìm kiếm vải su cho mục đích may mặc của mình. Hãy tìm hiểu về ưu điểm và nhược điểm của nó.

2.1 Ưu điểm của vải su là gì?

Ưu điểm của vải su là gì?
Ưu điểm của vải su là gì?

Độ bền cao:

Quần áo làm từ vải su có thể đồng hành cùng bạn trong mọi hoạt động mà không lo bị bai dão hay mất form. Đặc biệt, vải su có khả năng chống nhăn và phai màu tốt, giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức trong việc bảo quản quần áo.

Co giãn tối đa: Thành phần spandex giúp vải su có khả năng co giãn 4 chiều, mang đến cảm giác thoải mái, tự do vận động. Bạn có thể thoải mái thực hiện các động tác mà không bị gò bó.

Mềm mại, mịn màng: Cảm giác chạm vào vải su thật sự dễ chịu, như một làn da thứ hai. Sự mềm mại này mang đến cảm giác thoải mái và thư giãn.

Đa dạng màu sắc và kiểu dáng: Vải su có thể dễ dàng nhuộm màu và in họa tiết, tạo ra vô vàn lựa chọn cho người tiêu dùng. Từ những thiết kế đơn giản, tinh tế đến những họa tiết bắt mắt, sành điệu, vải su đều có thể đáp ứng mọi nhu cầu của bạn.

Giá thành phải chăng:

Chi phí sản xuất thấp giúp giảm đáng kể giá thành sản phẩm cuối cùng. So với vải cotton, vải su có giá chỉ bằng khoảng 1/3, dao động từ 60.000 đến 65.000 đồng/kg trên thị trường hiện nay. Điều này khiến vải su trở thành một lựa chọn kinh tế cho cả nhà sản xuất và người tiêu dùng.

2.2 Nhược điểm của vải su

Nhược điểm của vải su
Nhược điểm của vải su

Ít thoáng khí: Do thành phần chủ yếu là sợi tổng hợp, vải su có khả năng thấm hút mồ hôi kém, dễ gây cảm giác bí bách khi mặc trong thời tiết nóng ẩm.

Dễ tích điện: Vải su có thể tích điện tĩnh do đặc tính chứa PE cao, gây ra hiện tượng dính bụi bẩn và làm khó chịu người mặc tuy nhiên điều này không ảnh hưởng quá nhiều.

Ít thân thiện với môi trường: Quá trình sản xuất vải su tiêu tốn nhiều năng lượng và tạo ra một lượng lớn chất thải, gây ảnh hưởng đến môi trường.

Dễ bị xù lông: Sau một thời gian sử dụng, đặc biệt là khi ma sát nhiều, vải su có thể bị xù lông, làm giảm tính thẩm mỹ của sản phẩm. Bạn cần phải bảo quản kỹ càng để hạn chế tình trạng xù lông

Có thể bạn quan tâm: Vải Polyester là gì? Tất tần tật về ưu nhược điểm, ứng dụng

3. Ứng dụng của vải su trong đời sống hàng ngày

Với những ưu điểm nổi bật, vải su được ứng dụng rộng rãi trong nhiều loại trang phục, từ thời trang thể thao đến thời trang hàng ngày

Ứng dụng của vải su trong đời sống hàng ngày
Ứng dụng của vải su trong đời sống hàng ngày

Thời trang thể thao: Áo thun, quần short, đồ tập gym, yoga làm từ vải su giúp bạn thoải mái vận động.

Đồ lót: Quần lót, áo lót, đồ ngủ bằng vải su mang đến cảm giác mềm mại, và vô cùng thoải mái.

Quần áo hàng ngày: Áo phông, áo sơ mi, váy, quần jogger… vải su biến hóa đa dạng, phù hợp với mọi phong cách. 

Đồng phục: Vải su là lựa chọn hoàn hảo cho đồng phục học sinh, công sở, đồng phục thể thao nhờ độ bền cao, dễ in ấn logo và giá thành hợp lý.

Phụ kiện thời trang: Mũ, túi xách, khẩu trang làm từ vải su không chỉ thời trang mà còn rất tiện dụng.

4. Các loại vải su phổ biến khác

Các loại vải su phổ biến khác
Các loại vải su phổ biến khác

Vải su PE: Với cấu trúc sợi đồng đều, vải su PE tạo nên một bề mặt mịn màng, lý tưởng cho các kỹ thuật in ấn như ép nhiệt, ép lụa. Thành phần chủ yếu là polyester (95%) và spandex (5%) mang đến độ bền và co giãn vừa phải.

Vải Supha: Đặc trưng bởi những ô vuông nhỏ li ti, vải Supha mang đến vẻ ngoài sang trọng và bóng nhẹ. Kết cấu chắc chắn giúp vải có độ bền cao và khả năng giữ form tốt.

Vải su sược: Khác biệt với các loại vải su khác ở độ dày và khả năng co giãn 4 chiều, vải su sược thường được lựa chọn để may khẩu trang. Chất liệu này có khả năng chống bụi, chống nước hiệu quả, bảo vệ sức khỏe người dùng.

5. Chọn và bảo quản vải su như thế nào?

Sau khi tìm  hiểu về vải su là vải gì cùng ưu nhược điểm  và ứng dụng của vải su vậy chúng ta lựa chin loại vải này và bảo quán nó như thế nào ?

Chọn và bảo quản vải su như thế nào?
Chọn và bảo quản vải su như thế nào?

Để chọn được sản phẩm vải su chất lượng, bạn nên chú ý đến

  • Chất lượng đường may: Đường may phải chắc chắn, không bị bung chỉ.
  • Thành phần vải: Nên chọn những sản phẩm có thành phần vải su cao để đảm bảo chất lượng.
  • Màu sắc và kiểu dáng: Lựa chọn màu sắc và kiểu dáng phù hợp với sở thích và phong cách của bạn.

Và để bảo quản vải su, bạn nên thực hiện các điều sau giúp cho vải su luôn bền đẹp

  • Giặt máy ở nhiệt độ thường.
  • Tránh sử dụng chất tẩy mạnh.
  • Không nên phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời.
  • Ủi ở nhiệt độ vừa phải.

Với những ưu điểm vượt trội và sự đa dạng về kiểu dáng, vải su xứng đáng là một trong những chất liệu được yêu thích nhất hiện nay. Hy vọng qua bài viết trên Thinkbag có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về vải su là vải gì cũng như những ưu nhược điểm và ứng dụng của loại vải này.

Những chất liệu vải phổ biến có thể bạn quan tâm
Vải cotton (bông)Vải đũiVải tuyết mưaVải umiVải kateVải lanh (linen)Vải xước
Vải rayon (viscose)Vải denimVải kakiVải CVCVải taftaVải xleoVải gấm
Vải thôVải woolVải chiffon (voan)Vải gióVải lụaVải sợi phaVải dạ
Vải nỉVải dùVải không dệtVải thunVải modalVải satinVải twill

 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang